free auto backlink

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Thế nào là môi trường marketing của doanh nghiệp?

Thế nào là môi trường marketing của doanh nghiệp?

KẾ HOẠCH MARKETING ->Đánh giá công tác Marketing của doanh nghiệp->Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp->Môi trường marketing của doanh nghiệp


1.2.3.1. Các yếu tố sản xuất Sản xuất

là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp và vì vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới sự thành công của doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác. Ta hãy xem xét những ảnh hưởng tích cực của việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương đối cao với giá thành tương đối thấp. Bộ phận Marketing có lợi vì sản phẩm có chất lượng tốt giá lại tương đối rẻ thường dễ bán hơn. Bộ phận tài chính cũng nhẹ gánh hơn vì các phương tiện sản xuất hữu hiệu tạo ra điều kiện tiết kiệm được nguồn tài chính. Khâu sản xuất cũng có ảnh hưởng lớn đến bộ phận chức năng về nhân lực. Ngược lại, nếu sản xuất yếu kém thì hàng sản xuất ra có thể không bán được tất yếu dẫn đến thất thoát về tài chính gây nên thái độ thờ ơ trong nhân viên.

1.2.3.2 Các yếu tố tài chính kế toán

Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng một nhân viên phụ trách toàn bộ các vấn đề tài chính và kiêm thêm làm kế toán viên người giữ sổ sách kế toán, nhà quản trị hoặc nhà tài chính; Các doanh nghiệp lớn có thể tổ chức nhiều phòng như phòng tài chính, phòng kế toán. phòng thanh tra kiểm ngân,.... Cũng như lĩnh vực khác lĩnh vực tài chính có trách nhiệm chính liên quan đến các nguồn lực như:  Việc tìm kiếm các nguồn lực bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn tiền.-  Việc kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính thuộc trách nhiệm của bộ phận tài- chính
1.2.3.3. Yếu tố Marketing
 Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc đào tạo duy trì mối quan hệ và trao đổi với khách theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. 8 Marketing là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ. Theo Philips Kotler, marketing bao gồm bốn công việc cơ bản:
(1) phân tích khả năng của thị trường;
(2) lựa chọn thị trường mục tiêu;
 (3) soạn thảo chương trình marketing mix (gồm thành phần cơ bản: sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị);
 (4) tiến hành các hoạt động marketing. Do vậy, nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị Marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, định giá giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.

 1.2.3.4. Nghiên cứu và phát triển

 Chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá về trình độ kỹ thuật và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Phân tích khả năng tìm tòi và sáng tạo trong việc cải tiến sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới... nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp.
1.2.3.5. Hệ thống thông tin
 Trong thời đại ngày nay, thông tin vô cùng quan trọng. Đối với các nhà quản trị, đầu vào là các thông tin và đầu ra là các quyết định kinh doanh. Phân tích hệ thống thông tin về các mặt, công tác thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin cho doanh nghiệp. Đánh giá hệ thống thông tin quản trị MIS ( Management Information System) của doanh nghiệp về khối lượng thông tin cập nhật, tốc độ xử lý thông tin, mức độ chính xác, khả năng tổng hợp và phân tích,... Kiểm tra và thiết lập hệ thống thông tin chiến lược SIS (Strategic Information System) cho doanh nghiệp.

1.2.3.6. Nền nếp văn hoá của tổ chức

Nền nếp văn hoá của công ty là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và phong thái sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành động thái hoặc phong cách ứng xử của công ty nhất là trong mối quan hệ môi trường xung quanh. Nền nếp văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp vô cùng quan trọng, nó tạo ra mối liên kết và gắn bó giữa công nhân với doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công việc. Phân tích nền nếp văn hoá của doanh nghiệp trên các mặt; các chế độ với công nhân viên, tinh thần và thái độ lao động , tính kỷ luật và nội qui làm việc. 9 Việc liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu trong doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở đó mà chúng ta cần phân tích mối liên hệ giữa chúng, đánh giá mức độ quan trọng và cường độ tác động của các yếu tố đó vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều này người ta xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE). * Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong: ( IFE)
Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.
 Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành.Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0.
Bƣớc 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 4 là điểm mạnh lớn nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 1 là điểm yếu lớn nhất. Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở công ty.
 Bƣớc 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với mức phân loại của nó (= bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.

Bƣớc 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức. Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy công ty yếu.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

ĐỀ CƯƠNG: CHUYÊN ĐỀ-PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU -NGÀNH QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Mở đầu                                                                                            
Chương I: Cơ sở lý luận về thương hiệu                                         
1.1 Tổng quan về thương hiệu                                                         
1.1.1Khái niệm về thương hiệu                                                      
1.1.2 Vai trò của thương hiệu                                                           
1.1.2.1 Đối với doanh nghiệp                                                            
1.1.2.2 Đối với khách hàng                                                                
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế                                                              
1.1.3 So sánh thương hiệu và nhãn hiệu                                            
1.1.4 Đặc điểm về thương hiệu                                                          
1.1.5 Chức năng và giá trị thương hiệu                                             
1.1.5.1 Chức năng của thương hiệu                                                   
1.1.5.2 Giá trị thương hiệu                                                                  
1.1.6 Tài sản thương hiệu                                                                   
1.1.6.1 Sự nhận biết về thương hiệu                                                 
1.1.6.2 Chất lượng cảm nhận                                                           
1.1.6.3 Sự liên tưởng thương hiệu                                                    
1.1.6.4 Sự trung thành thương hiệu                                                 
1.1.7 Định vị thương hiệu                                                               
1.2 Mục tiêu thương hiệu                                                               
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp                                                                  
1.4 Các chính sách marketing _mix                                               
1.4.1 Định nghĩa và vai trò marketing _mix                                   
1.4.1.1 Định nghĩa marketing _mix                                                
1.4.1.2 Vai trò  marketing _mix                                                      
1.4.2Các chính sách marketing _mix                                              
1.4.2.1Chính sách sản phẩm                                                            
1.4.2.2Chínhsách giá                                                                        
1.4.2.3Chínhsách phân phối                                                             
1.4.2.4Chínhsách truyền thông cổ động                                           
Chương II: Thực trang phát triển thương hiệu tại Cty                      
2.1Khái quát chung về Cty ……………                                            
2.1.1Quát rình hình thành và phát triển của Cty                                 
2.1.2Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cty                            
2.1.2.1Chức năng                                                                           
2.1.2.2Nhiệm vụ                                                                            
2.1.2.3Quyền hạn                                                                           
2.1.3Cơ cấu tổ chức                                                                         
2.1.3.1Mô hình tổ chức quản lý                                                      
2.1.3.2Đặc điểm mô hình                                                                
2.1.4Những thuận lợi và khó khăn của Cty                                      
2.1.4.1Những thuận lợi                                                                    
2.2Tình hình hoạt động kinh doanh củaCty trong thời gian qua      
2.2.1.2 Đặc điểm về thị trường                                                          
 2.2.1.3 Đặc điểm về lao động                                                            
2.2.1.4 Đặc điểm về vốn kinh doanh                                      
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Cty                                 
             2.2.2.1 Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua                                                                                       
2.2.2.2 Tình hình thực hiện doanh thu                                           
2.2.2.3 tTnh hình thự hiện các chỉ tiêu kinh tế                               
2.3 Thực trang xây dựng và phát triển thương hiệu tại Cty            
2.3.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh                                         
2.3.1.1 Loại hình sản phẩm                                                             
2.3.1.2 Phân tích thị trường tiêu thụ                                                
2.3.2 Nhận thức của Cty về thương hiệu                                         
2.3.3 Tình hình xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tại Cty                  
2.3.3.1 Xác lập thương hiệu                                                             
2.3.3.2 Đăng ký sử dụng nhãn hiệu                                                   
2.3.3.3 Quảng bá thương hiệu                                                            
2.3.4 Marketing _mix trong hoạt động kinh doanh phát triển thương  hiệu tại Cty          
2.3.4.1 Chính sách sản phẩm                                                             
2.3.4.2Chính sách giá                                                                       
2.3.4.3Chính sách phân phối                                                            
2.3.4.4Chính sách quảng bá thương hiệu                                         
2.4Đánh giá tình hình phát triển thương hiệu tại Cty                       
2.4.1Những kết quả đạt được                                                            
2.4.2Tồn tại và nguyên nhân                                                              
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương hiệu tại Cty
                                                          
3.1 Nhận định cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Cty
 3.1.1 Cơ hội của Cty trong khi hội nhập                                         
              3.1.2 Những thách thức đối với Cty trong khi hội nhập                   
             3.1.3 Những điểm mạnh                                                                     
            3.1.4 Những điểm yếu                                                      
            3.2 Định hướng phát triển và mục tiêu phát triển thương   hiệu                                                                                              
            3.2.1 Định hướng phát triển thương hiệu                                        
            3.2.2 Mục tiêu phát triển thương hiệu                                             
            3.3 Một số giải pháp phát triển thương hiệu Cty     
            3.3.1 Giải pháp nâng cao nhận thức của Cty về thương hiệu và phát triển  thương hiệu                                                                    
           3.3.1.1 Nhận thức về thương hiệu  của ban lãnh đạo và cách thức   thực hiện tốt thương hiệu nội bộ                                            
           3.3.1.2 Nguồn lực công ty                                                                   
           3.3.2 Giải pháp xây dựng và duy trì sự trung thành của khác hàng   
            3.3.3 Giải pháp marketing _mix phát triển thương hiệu Cty          
           3.3.3.1 Chiến lược sản phẩm                                                           
           3.3.3.2 Chiến lược giá                                                                        
           3.3.3.3 Chiến lược phân phối                                                            
           3.3.3.4 Chiến lược quảng bá thương hiệu                                          
           Kết luận                                                                                              



ĐỀ CƯƠNG: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MARKETING-MIX -NGÀNH QUẢN TRỊ MARKETING

CHUYÊN ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MARKETING-MIX
Chương 1:  Khái quát chung doanh nghiệp
1.       Tên, trụ sở, địa chỉ, ngành nghề - Lĩnh vực kinh doanh, tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược phát triển, biểu tượng/logo, thông điệp quảng cáo (1-2 trang).
2.       Danh mục các sản phẩm, phần mô tả SP, đi kèm với giá bán, nếu có nhiều loại thì tập hợp thành nhóm sản phẩm rồi lấy đại diện mỗi nhóm một số loại.
3.       Sơ qua lịch sử hình thành và phát triển, những thành tích lớn đạt được  (1-2 trang).
TT
Danh mục sản phẩm
Mô tả
Giá bán buôn (nếu có)
Giá bán lẻ











4.       Cơ cấu tổ chức bộ máy
5.       Vai trò của quảng cáo/quan hệ công chúng/tổ chức sự kiện của DN; bảng phân tích ưu, nhược điểm, chẳng hạn
Phương tiện truyền thông
Ưu điểm
Hạn chế
Báo chí


Truyền hình


6.       Kết quả hoạt động kinh doanh:
6.1   Lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán về: doanh thu, chi phí, lợi nhuận (ít nhất 3 năm để so sánh bằng biểu đồ cột/bánh/khối…), nêu các lý do chính yếu để có được kết quả đó tăng hay giảm, với tốc độ nhanh hay chậm.
6.2   Danh mục khách hàng cùng với địa chỉ và doanh thu (ít nhất 3 năm để so sánh). Nếu có quá nhiều khách hàng (đại lý) ở khắp nơi thì lập thành bảng phụ lục, chỉ tập hợp khách hàng theo quận/huyện/tỉnh/phía Bắc – Trung – Nam… nêu các lý do chính yếu để có được kết quả đó tăng hay giảm, với tốc độ nhanh hay chậm
Danh mục khách hang
Địa chỉ
Doanh thu
Năm 1
Năm 2
Năm 3










Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển chương trình tổ chức sự kiện tại doanh nghiệp
1.       Phân tích mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
2.       Qua số liệu các quý/năm hãy phân tích hoạt động điều chỉnh chính sách giá của doanh nghiệp tác động như thế nào đến việc doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp
TT
SP Khuyến mại
Tháng 2
Tăng (%)
Tháng 3
Tăng (%)
Tháng 4
Tăng (%)
2009
2010
2009
2010
2009
2010
1
SP A









2
SP B









3.       Các chương trình tập trung trọng điểm sản phẩm hay ra quân đồng loạt/tung sản phẩm mới ra thị trường: biên bản họp, kế hoạch chi tiết, ngân sách, chương trình hành động,…
4.       Qua số liệu các quý/năm hãy phân tích hoạt động mở rộng hệ thống phân phối của doanh nghiệp
TT
SP Khuyến mại
Tháng 2
Tăng (%)
Tháng 3
Tăng (%)
Tháng 4
Tăng (%)
2009
2010
2009
2010
2009
2010
1
SP A









2
SP B









Các chiến lược khai thác, mở rộng thị trường: mục tiêu với con số cụ thể bao nhiêu đại lý, hợp đồng, tiêu chí lựa chọn đại lý, các mức thưởng/chiết khấu cho các đại lý, chương trình huân luyện khai thác thị trường,…
5.       Qua số liệu các quý /năm hãy phân tích hoạt động khuếch trương, quảng bá của doanh nghiệp (hoạt động gì, ngân sách bao nhiêu, hiệu quả sau các chương trình đạt được thông qua chỉ số doanh thu), ví dụ:
TT
Hoạt động khuyết trương/quảng bá
Ngân sách
Tổng doanh thu
2009
2010
2009
2010
1
Quảng cáo




2
Quà tặng khuyến mại




3
Tham gia hội trợ, triển lãm




4
Marketing trực tiếp




….




                - Phân tích hoạt động nào hiệu quả nhất, vì sao, hoạt động nào cần điều chỉnh, xử lý…
                - Có thể lấy số liệu hoạt động khuếch trương, quảng bá cho một hoặc một vài sản phẩm
Chương 3: Một số đề xuát và kiến nghị
1.       Phân tích ma trận SWOT của doanh nghiệp
2.       Các biện pháp thúc đẩy hoạt động Marketing – Mix của doanh nghiệp

Hà nội, ngày …. Tháng …. Năm 2014

                       Khoa QTKD